SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
SẦU RIÊNG
Mã SPAA:
Thương hiệu:
Xuất xứ: VIỆT NAM
Giá bán:
Mô tả
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỦNG LOẠI
+ Quả sầu riêng được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là "Vua của các loại trái cây". Nó có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ.
+ Quả có thể đạt 30 xentimet (12 in) chiều dài và 15 xentimet (6 in) đường kính, thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb).
+ Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ.
+ Thịt quả có thể ăn được và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu vời cái mùi này.
+ Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẫn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống.
+ Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.
2. XUẤT XỨ VÀ MÙA VỤ
+ Xuất xứ: Việt Nam.
+ Mùa vụ: Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu đảm bảo được nguồn nước tưới. Nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.
3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
+ Sầu riêng là một loại quả rất bổ, các giá trị về Calo, Đường, Đạm, Chất béo, Chất khoáng đều rất cao so với các loại quả khác.
+ Hạt/hột sầu riêng chứa 3,1% Protit, 0,4% Lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Vitamin B1, B2, C... do đó cũng được sử dụng làm thức ăn và làm thuốc bổ dưỡng. Bột hạt sầu riêng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến kẹo, mứt,...
4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
+ Giá trị sử dụng:
- Sầu riêng thường dùng để ăn tươi, sau khi tách vỏ, cơm sầu riêng được dùng để ăn trực tiếp.
- Ngoài ăn tươi, sầu riêng còn có nhiều công dụng khác như:
= Chế biến thành kẹo, bánh.
= Làm phụ gia để tăng mùi vị cho kem, nước giải khát.
= Hạt/hột (hạt hay còn được gọi là hột) sầu riêng: Hột còn được luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít.
= Gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ đạc như bàn, ghế và đồ gia dụng trong nhà.
= Rễ và là làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan: Theo kinh nghiệm dân gian lấy 10-20 g rễ và lá sầu riêng thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống hàng ngày, đồng thời lấy lá tươi nấu nước tắm cho người bị vàng da do gan.
= Vỏ thân cây sầu riêng dùng nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da và diệt chấy, rận, rệp,...
= Vỏ sầu riêng còn được dùng làm thuốc bổ khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, ho do hàn, cảm sốt. Sau khi ăn người ta lấy vỏ rửa sạch, dùng 15-20 g thái nhỏ nấu nước uống/ngày hoặc thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần.
+ Cách bảo quản:
- Cần bảo vệ sầu riêng ở nhiệt độ thấp, thích hợp để tránh bị tình trạng bị nứt vỏ, thối vỏ.
- Thường nhà sản xuất để nhiệt độ thích hợp trong kho lạnh là dưới 15 độ C.
- Đối với sầu riêng nguyên quả thì khi chưa dùng ngay bạn nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Còn nếu bạn mua sầu riêng đã được tách sẵn vỏ nhưng bạn chưa muốn ăn ngay thì cách bảo quản tốt nhất là cho vào hộp kín, bọc cẩn thận rồi để vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 2 đến 3 ngày hoặc có thể để trong túi hút chân không.
- Tuy nhiên có một điều bạn cũng cần chú ý đó là nếu như sầu riêng đã chín kỹ thì bạn nên để nhiệt độ bên ngoài và nên sữ dụng.
+ LƯU Ý:
- Các bạn nên dùng càng sớm càng tốt bởi quả sẽ giữ được độ tươi ngon trong thời điểm đầu còn khi để sang ngày thứ 3 hoặc quá lâu sầu riêng sẽ bị chín quá dẫn đến bị cay hoặc đắng khi ăn.
- Nhiều gia đình thường bảo quản sầu riêng bằng cách bỏ nguyên múi vào ngăn đá tủ lạnh, khi sử dụng thì chất lượng giảm đi rất nhiều, múi nhũn nước và quá đen.