MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
MÃNG CẦU NA
Mã SPAA:
Thương hiệu:
Xuất xứ: VIỆT NAM
Giá bán:
Mô tả
1. CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
+ Quả na hình tròn đường kính khoảng 4 cm. Quả có màu xanh và được chia thành nhiều múi nhỏ. Thật ra mỗi múi là một quả, nhưng vì tất cả các múi điều chụm lại và đươc bao bọc bởi một lớp da bên ngoài tạo thành một quả lớn hình tròn.
+ Quả na có hai loại và chính vì đặc điểm này người ta phân biệt thành hai loại đó là cây na dai và cây na bở. Dai và bở là nói về sự liên kết của múi với vỏ và giữa các múi với nhau.
+ Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.
2. XUẤT XỨ VÀ MÙA VỤ
+ Xuất xứ: Việt Nam.
+ Mùa vụ: Đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8 và tháng 9.
3. DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
+ Loại trái cây này có thể cung cấp khoảng 1/5 lượng Vitamin C khuyến nghị hằng ngày.
+ Ngoài ra, nó còn là nguồn Carbohydrate, Kali, Chất xơ, một số Vitamin và khoáng chất thiết yếu nhưng lại không có Cholesterol và Chất béo bão hòa và ít Natri. Mãng cầu ta còn rất giàu Kali và Mangan, Vitamin C, Vitamin A, Kali và Magie.
+ Đây là loại trái cây ngon, tốt cho da, tóc, thị lực, não và huyết sắc tố. Trong mãng cầu ta có các phân tử hoạt tính sinh học có đặc tính chống béo phì, chống tiểu đường và chống ung thư.
+ Nhà dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ, Rujuta Diwekar, cho biết những lợi ích sức khỏe của loại trái cây bổ dưỡng này, theo NDTV:
- Ngăn ngừa ung thư và bệnh tim:
= Mãng cầu ta có chứa một số hợp chất chống viêm, có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, bao gồm ung thư và bệnh tim.
= Chất Alkaloid và Acetogenin có trong mãng cầu ta rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào khối u. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng Tannin và Astringent có tác dụng chữa trị và kiềm hãm các tế bào khối u và ung thư.
= Hàm lượng Vitamin B6 dồi dào trong mãng cầu ta giúp ngăn ngừa sự tích tụ của Homocysteine trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Amino axit này trong máu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh mạch vành.
= Hàm lượng Magie cao cũng có thể giúp thư giãn cơ tim, từ đó làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ.
= Ngoài ra, mãng cầu ta chứa các khoáng chất có lợi như Kali, Mangan và Vitamin C. Để có một trái tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh, nên ăn loại quả này, theo NDTV.
- Cải thiện sức khỏe của mắt và sức khỏe của não:
= Mãng cầu ta là một nguồn Vitamin B6 tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như Dopamine và Serotonin ảnh hưởng đến tâm trạng. Và nguồn Vitamin A phong phú trong mãng cầu ta rất có lợi cho thị lực.
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa loét và axit dạ dày:
= Quả mãng cầu ta tốt cho tiêu hóa và có thể làm giảm đầy hơi. Nó cũng có thể ngăn ngừa axit và chữa lành vết loét. Nếu bạn thường bị đầy hơi, khó tiêu thì mãng cầu ta là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa.
= Với hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng cao, mãng cầu ta còn có thể bổ sung nguồn lợi khuẩn cho đường ruột. Đồng thời, đây là loại trái cây giúp đẩy nhanh sự chuyển động ruột, thúc đẩy việc đào thải chất thải, thúc đẩy sự tiêu hóa chất béo và đạm được nhanh chóng, theo NDTV.
4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
+ Giá trị sử dụng:
- Mãng cầu xiêm là loại trái cây thơm ngon, có vị ngọt thanh, hơi chua. Bạn có thể xé múi ăn tươi hoặc xay làm sinh tố. Làm kem mãng cầu hoặc sữa chua vị mảng cầu cũng là một gợi ý hay.
- Vào các dịp lễ/tết, mứt mãng cầu là món ăn quen thuộc được nhiều người ưa thích. Mứt mãng cầu không quá ngọt, lại dai ngon, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Đây là món ăn vặt thú vị, tránh ngấy cho các thực phẩm nhiều dầu mỡ mùa tết.
+ Cách bảo quản:
- Đối với mảng cầu chưa bổ, còn nguyên quả: Nên bảo quản bên ngoài tủ lạnh, ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Đối với mãng cầu đã bổ, ăn dở: Thì nên bảo quản trong tủ lạnh, boc một lớp giấy khô và túi bóng để nguyên cả vỏ mà không cạo riêng phần thịt ra.